Chăm sóc da chân: Vùng da chai sần
Bạn thường xuyên phải đi bộ, mang giày dép… rất ít có thể tránh được việc gây chai sần cho vùng da chân, vì thế, để hiểu hơn và có biện pháp chăm sóc da, bàn chân tốt nhất để tránh chai sần trong bài viết bên dưới này nhé!
Mô tả vùng da chai sần
Chai chân chính là hiện tượng một lớp da ở chân bị tróc, gây đau, (có thể chảy máu), theo thời gian phần da này sẽ chai cứng mà chúng ta thường thấy triệu chứng như da dày lên, màu vàng, sờ cộm và phần chai chân này thường ở gót, phần da nơi khớp ngón chân, phần da tiếp xúc với giày dép… Làm thế nào để chăm sóc da, chăm sóc móng và bàn chân để bàn chân luôn mịn màng, xinh xắn, cùng theo dõi bài viết.
Chăm sóc da: Nguyên nhân da chai sần
Nguyên nhân do bàn chân có chỗ gồ ghề, khi ta đi giày dép chật, phần da chân tiếp xúc sẽ bị cọ xát hàng ngày bị trớt, cứng lại và dày lên. Chai chân rất dễ nhận biết, nếu bạn thấy xuất hiện một vùng da ở chân bị trớt, dày cứng khác thường (có thể kèm theo lớp biểu bì sưng tấy), thì chứng tỏ bạn đã bị chai chân.
Điều trị
Để chân không bị chai sần cần phải loại bỏ áp lực và bạn muốn loại bỏ áp lực, cần phải thay đổi loại giày dép bạn đang đi. Thông thường, thay đổi giày dép, phần chai sần sẽ tự lành. Nhiều người cảm thấy nhẹ nhõm hơn bằng cách đặt một miếng lót ở phần bị chai. Các loại miếng lót bảo vệ như băng quấn ngón chân và bộ tách ngón chân luôn có sẵn ở bất kỳ hiệu thuốc nào. Nếu bị đau, khách có thể nên tới gặp bác sĩ, và bạn có thể sử dụng một vài biện pháp hỗ trợ tức thời. Trong trường hợp vết chai sần do cấu trúc xương và khớp, việc tới các chuyên gia y tế để được chẩn đoán và điều trị là vấn đề cơ bản là cần thiết.
Thợ làm móng có thể là gì?
Hãy nói chuyện với khách hàng về chai sần chân (khi khách hàng tới salon nail để sử dụng dịch vụ chăm sóc móng và sơn sửa móng chân…), đưa ra các lựa chọn về giày dép, mức độ đau và khoảng thời gian khách bị vết chai sần này. Không giống như sẹo xương, chai sần da không phù hợp với việc điều trị theo cách “mài mòn -abrasive”; dũa phần da chai sần sẽ gây ra đau đớn. Thậm chí, bạn không nên loại bỏ phần da chai sần cho khách dù đó là yêu cầu, đặc biệt trong trường hợp khách có nguy cơ nhiễm trùng. Hãy nói rõ để khách hàng hiểu rằng phần chai sần sẽ tự lành lại khi áp lực được loại bỏ, nhưng nếu muốn loại bỏ ngay lập tức, khách nên tới thăm khám bác sĩ.
Và ngoài ra
Phụ nữ thường bị chai chân nhiều hơn nam giới vì giày dép của phụ nữ luôn không phải lúc nào cũng được thiết kế tiện lợi. Những người lớn tuổi, rất dễ bị chai sần, nhất là trong độ tuổi phát triển bệnh viêm khớp; tuy nhiên, trong khoảng thời gian điều trị viêm khớp, người lớn tuổi nên lựa chọn loại giày dép thoải mái, loại bỏ áp lực cho bàn chân. Trẻ em thường không bị chai sần.
Hi vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp các bạn các bạn chăm sóc da chân và bàn chân tốt hơn và cẩn thận hơn trong việc lựa chọn giày dép. Tùy vào công việc của mình, bạn nên chọn loại giày dép thích hợp cho từng công việc và luôn để cho đôi chân được cảm giác thoải mái nhất.
Dịch từ bài viết của Dr. Robert S. Fawcett
Nguồn: internet