Chăm Sóc Da Cho Gót Chân Bị Nứt
Nứt gót là một tình trạng phổ biến thường gặp ở một số phụ nữ ở tuổi trung niên. Các vết nứt khá sâu, đôi khi gây đau đớn và chảu máu vì vùng da dưới gót quá khô ráp. Và tình trạng nứt gót này thường xuất hiện ở các khách hàng bị bệnh mãn tính như béo phì, các bệnh về thận và rối loạn chức năng như bệnh vảy nến, chàm và chân của các vận động viên.
Hãy tham khảo các bước chăm sóc móng và chăm sóc da dưới đây để bảo đảm an toàn cho khách hàng khi làm móng tại tiệm của bạn.
Các Bước Chăm Sóc Da Cho gót Chân Nứt
Dưới đây sẽ là các bước chăm sóc móng và chăm sóc da không ngâm qua nước dành cho các khách hàng bị nứt gót.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi thực hiện dịch vụ làm móng chân. Lau chân bằng khăn ướt, ấm, lau sạch và thoa chất tẩy rửa khô. Massage nhẹ nhàng để chất tẩy rửa thấm vào da và khô hẳn. Bạn sử dụng bàn chải chà móng và một ít chất tẩy rửa khô để làm sạch bề mặt móng chân. Lau sạch một lần nữa bằng khăn khô và lặp lại các thao tác ở chân còn lại.
Bước 2: Thoa sản phẩm làm sạch da lên chân và chà xát từ 1-2 phút, tập trung vào phần da chai sần. Lau sạch bằng khăn ướt, sau đó trùm toàn bộ chân bằng một cái khăn khô, sạch.
Bước 3: Thoa sản phẩm massage lên chân và bắt đầu massage chân một cách nhẹ nhàng. Sau khi đã cắt da biểu bì, bạn thoa lotion dưỡng ẩm hoặc mặt nạ cho da (không được thoa lên vùng da mới cắt). Ủ chân trong khăn đã ngâm nước nóng trước đó.
Bước 4: Sau khi lấy khăn ủ ra, bạn lau khô chân và bôi chất làm mềm da sần trong khoảng thời gian mà nhà sản xuất hướng dẫn. Sau đó, bạn dùng khăn ướt lau sạch chất làm mềm da và thoa chất tẩy tế bào chết. Bọc chân trong một cái khăn khô nhưng chừa phần móng chân ra ngoài.
Bước 5: Tiếp tục làm sạch vùng da biểu bì, sau đó lấy khăn ra và thoa lotion lên chân một lần nữa. Dùng khăn khô, ấm trùm kín chân.
Bước 6: Làm sạch móng bằng alcohol hoặc chất vệ sinh móng. Sau đó, bạn có thể sơn móng hoặc thực hiện các dịch vụ khác.
Lưu Ý Khi Làm Móng Cho Khách Bị nứt Gót
Trước khi bắt đầu chăm sóc móng cho khách hàng bị nứt gót, bạn phải xem xét và quyết định tình trạng nào là an toàn để làm. Đầu tiên, bạn nên xem kỹ các thông tin sức khỏe của khách hàng, sau đó đeo găng tay và bắt đầu xem xét tình trạng nứt gót và khả năng nhiễm trùng của da. Nếu vùng da bị nứt có màu hồng (dấu hiệu da bị nhiễm trùng), màu đỏ hoặc có dấu hiệu từng bị chảy máu, các thợ nail không được làm móng chân cho khách mà nên khuyên họ đến gặp bác sĩ.
Ảnh: Nguồn internet
Hãy trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể làm móng cho khách một cách an toàn và hiệu quả.