Người Mang Giày Cao Gót và Cách Chăm Sóc Móng Chân
Bài viết này là tham khảo dành cho bạn gái thường xuyên mang giày cao gót trong việc chăm sóc móng chân và đôi chân khỏe mạnh của mình
Corns/ Calluses (Chai sần ở chân):
Corns (chai sần xảy ra ở phần đầu bàn chân hoặc ngón chân) và Calluses (chai sần xảy ra ở gót chân) là những vùng da dày phát triển như là kết quả của sự chà xát lặp đi lặp lại hoặc chịu lực quá mức. Chúng phát triển để bảo vệ vùng da khỏi kích ứng khác nhưng có thể khiến bạn cảm thấy đau nếu quá dày. Đè một lực quá mức lên lòng bàn chân thường là người mang giày cao gót. Ngón chân có thể bị ép hoặc đè mạnh thành một hình dạng không tự nhiên vì mang giày cao gót. Hệ quả có thể xảy ra do bị tổn thương trong một thời gian dài: ngón chân bị quắp, có thể gây chai sần trên đầu ngón. Thợ làm móng nên chú ý đến vùng da bị chai sần này và sử dụng các loại tẩy tế bào chết, các công cụ giũa móng chân và đá bọt – Krista Ammirati Archer, DPM, PC khuyến cáo, nhưng không bao giờ được phép sử dụng các dụng cụ sắc bén như các loại dao Credo để thực hiện chăm sóc móng chân.
Móng chân bị đau/ Mọc ngược:
Trong một cuộc khảo sát 1000 người Mỹ tuổi vị thành niên được tổ chức bởi American Podiatric Medical Association, gần 1 nửa phụ nữ trong số đó (49%) mang giày cao gót và có tới 71% số người mang giày cao gót này than phiền rằng chân họ quá đau. Đặc biệt, giày cao gót có thể gây tê và đau ở lòng bàn chân. Khi mang giày cao gót, trọng lượng cơ thể dồn nén xuống lòng bàn chân, tác dụng lực từ 1 – 3 lần trọng lượng cơ thể vào phần đầu ngón – Archer nói. Ngón chân bị thâm tím và móng mọc ngược là hiện tượng phổ biến khi bị lực như thế tác động đến và người mang giày cao gót có khả năng bị nấm do chấn thương ngón chân.
U dây thần kinh:
U dây thần kinh còn được gọi là dây thần kinh bị chèn ép hoặc các u khối thần kinh, là hiện tượng tế bào thần kinh phát triển nhưng có thể gây đau, ngứa, rát và tê nhức. Chúng thường do mang giày cao gót, khi mang giày cao gót sẽ tác dụng lực rất lớn lên ngón chân, khiến các ngón chân siết chặt lại với nhau và thông thường là loại giày cao hơn 5 cm. “Giày ở độ cao này tăng lực ép xuống bàn chân trước,” Archer nói. “Vì người mang giày cao gót đi bộ bằng lòng bàn chân phía bàn chân trước, nó có thể gây ép dây thần kinh và kết quả có thể bị tê liệt.” Nếu khách hàng của bạn đang bị u dây thần kinh, hãy khuyên cô ấy nên mang giày đế bằng vài ngày thay thế giày cao gót.
Căng dây chằng gân nối bắp chân và gót chân.
Việc mang giày cao gót hàng ngày có thể gây căng dây chằng nơi phía sau mắt cá chân, gân nối bắp chân và gót chân co lại. Thật không may, điều này không chỉ gây đau mà còn làm tăng nguy cơ chấn thương ngay cả khi bạn mang giày đế bằng. Mang giày cao gót hơn 7cm đẩy trọng lượng về phía trước, gây căng cơ phía sau và có thể gây mất ổn định và làm ngắn gân nối bắp chân và gót chân, gây đau. Tập yoga – đặc biệt là tư thế Downward Dog – và thực hiện duỗi thẳng cẳng chân, bắp chân và phía dưới cẳng chân để chống co rút gân nối bắp chân và gót chân và giảm đau.
Một số lời khuyên khi chăm sóc móng chân và bàn chân cho người mang giày cao gót:
- Ngâm chân với khoáng chất như muối Epsom có chứa magiê. Khoáng chất này được hấp thụ vào cơ thể thông qua da, có thể giúp giảm đau, xây dựng và tái tạo tế bào mô.
- Cắt móng ngắn để tránh tình trạng móng mọc trong.
- Dành chút thời gian để massage chân. Bàn chân và cẳng chân có thể không ở đúng tư thế khi mang giày cao gót, massage kỹ có thể làm giảm căng thẳng dẫn đến co thắt.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm chăm sóc da có chất làm mềm cao. Mang giày cao gót có thể gây lực lên bàn chân làm cho da nứt nẻ và chai sần.
- Thợ làm móng cần nhận ra một số vấn đề tiềm tàng khi khách tới salon nail để khuyến cáo khách nên đi thăm khám bác sĩ.
Nếu đôi chân bạn đang bị đau và mệt mỏi vì suốt ngày phải mang giày cao gót, hãy cố gắng dành chút thời gian mỗi ngày để chăm sóc móng chân và nuông chiều đôi bàn chân một chút nhé!
Nguồn: internet