Những Điều Bạn Không Biết Về Sơn Móng Tay
Sơn móng tay là phụ kiện thời trang cần thiết của phái đẹp, chúng là hỗn hợp của các loại hóa chất khác nhau. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những thành phần phổ biến có trong sơn nhé.
Bạn có biết?
Bà Michelle Menard, một thợ trang điểm người Pháp, đã đưa ra ý tưởng về sơn móng tay hiện đại. Bà đã làm việc với Charles Revson, người sau này đã thành lập nên Revlon ngày nay. Trên thực tế, công thức của Menard lấy cảm hứng từ một loại sơn xe mới được phát triển trong những năm 1920.
Thời Ai Cập cổ đại, người ta đã biết làm đẹp bằng cách nhuộm màu móng tay và tóc của họ với cây henna. Tuy nhiên, tiền thân của sơn móng tay ngày nay được phát minh ra ở Trung Quốc, khoảng 3000 TCN. Sơn móng này được làm từ lòng trắng trứng, chất nhầy đến từ Ả Rập, keo và sáp ong. Sau đó, họ phát hiện ra rằng một hỗn hợp gồm phèn, hoa hồng nghiền, cánh hoa impatiens và lan,… có thể được nhuộm móng tạo ra một màu khác, nằm giữa màu hồng và màu đỏ.
Mặc dù người Trung Quốc được cho là đã phát minh ra phiên bản sơn móng tay mới hơn, nhưng có một số nhà nghiên cứu tin rằng danh dự này thuộc về người Nhật và người Ý. Việc phát minh ra sơn móng hiện đại ngày nay có từ những năm 1920. Và công thức được phát triển bởi Michelle Menard, một thợ trang điểm Pháp.
Hóa chất có trong sơn móng tay
Nước sơn móng hiện đại được đựng trong những chai nhỏ có gắn kèm một đầu cọ để sử dụng. Một khi sơn lên móng, nó sẽ cứng lại tạo thành lớp phủ mịn màng và có độ bóng trên mặt móng, sản phẩm có tuổi thọ kéo dài vài ngày trước khi xóa chúng đi. Mặc dù công thức có thể khác nhau giữa các nhà sản xuất nhưng các thành phần cơ bản vẫn được giữ nguyên. Chúng bao gồm các chất tạo màng, chất làm dẻo, nhựa, chất nhuộm màu và các dung môi.
Thành phần cơ bản trong sơn móng tay
Chất tạo màng
Từ những năm 1920, nitrocellulose là thành phần chính của sơn móng tay. Nó là một chất tạo màng giúp tạo thành một lớp màng cứng trên móng và giữ các thành phần lại với nhau. Nó được tạo ra từ việc nitrat hóa cellulose ra nitrocellulose, nó rất dễ cháy, là thành phần của chất nổ và pháo hoa. Nitrocellulose là cellulose nitrat, nó là chất lỏng trộn chung với các sợi bông vi lượng. Ngày nay, một số thương hiệu nhất định tuyên bố là không có thành phần này.
Keo Polyme
Đây là hóa chất dùng để bám dính nitrocellulose vào móng tay. Nhựa formaldehyde của Tosylamide là một ví dụ về chất kết dính được sử dụng trong sơn móng. Mặc dù nó là một chất keo polyme được sản xuất thông qua phản ứng hóa học giữa toluenesulfonamide và formaldehyde nhưng nó được cho là không có hại, vì nhựa không có bất kỳ tính chất của formaldehyde. Nhựa cùng với chất làm dẻo bảo vệ sơn móng tay không bị tan trong nước hoặc trong các dung dịch xà phòng.
Chất làm dẻo
Một nhóm các hóa chất thường thấy trong sơn móng là chất dẻo. Những hóa chất này làm cho thành phẩm được mềm dẻo. Các chất dẻo phổ biến nhất là dibutyl phthalate, castor oil, glycerol, axit béo, camphor và axit axetic. Sử dụng kết hợp các hóa chất khác nhau như amyl và butyl stearat cũng cho mục đích này.
Thuốc màu, chất tạo sự lấp lánh
Có một số thành phần nhất định phải được sử dụng để thêm màu sắc cho sơn móng. Một loạt các hóa chất được sử dụng làm chất tạo màu, bao gồm oxit sắt, oxit crôm, ferricium ferrocyanide, titanium dioxide, mangan tím,… Đối với chất tạo sáng lấp lánh cho sơn, các chất như bột nhôm, ground mica, ngọc trai tự nhiên, titanium dioxide,…sẽ được sử dụng.
Dung môi
Dung môi được dùng như một môi trường cho các hóa chất được hoạt động đúng cách. Sau khi sơn xong, nước sơn sẽ được trải đều trên mặt móng và dung môi sẽ từ từ bốc hơi. Những dung môi được tìm thấy trong sơn móng bao gồm ethyl acetate, butyl acetate và rượu isopropyl. Dung môi sẽ giúp sơn khô nhanh hơn.
Ngoài các thành phần được đề cập ở trên, sơn móng tay có thể chứa các chất làm đặc, chất ổn định tia cực tím,… Trong khi các chất làm đặc sẽ ngăn ngừa sự phân tách các thành phần và đảm bảo sơn nằm đúng vị trí, thì các chất ổn định tia cực tím sẽ bảo vệ nước sơn không bị mất màu khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Thành phần có hại trong sơn móng tay
Nhiều thành phần hóa học được tìm thấy trong sơn móng và hầu hết chúng được coi là an toàn sức khỏe. Tuy nhiên, có một số chất có hại. Đáng lưu ý nhất là formaldehyde, toluene và dibutyl phthalate. Hầu hết các nhãn hiệu đều không chứa formaldehyde, còn hai loại hóa chất khác được sử dụng trong giới hạn. Việc sử dụng các thành phần độc hại này bị hạn chế và được kiểm soát bởi FDA, nhưng các nhà môi trường nói rằng nhiều công ty vẫn đang sử dụng chúng. Vì vậy, bạn phải kiểm tra các thành phần nước sơn trước khi mua mỹ phẩm này.
Nói tóm lại, sơn xe hơi hiện đại và sơn móng tay có một vài nguồn gốc giống nhau. Tuy nhiên, chúng đã phát triển rất nhiều với các thành phần mới. Mặc dù sơn móng tay đã đi được một chặng đường dài và có nhiều loại nhưng công thức cơ bản và thành phần vẫn như cũ, ngoại trừ các biến thể mới, như các sản phẩm từ nước.
(Nguồn: nailartmag.com)